Ảnh chân dung: Bạn là ai?

Hiệu trưởng trường Đại học Nhiếp ảnh ở Đức BTK Berlin University of Art & Design – Giáo sư Walter Bergmoser chuyên về Staged Photography, Portrait và Artistic Image Strategies đã có cuộc trò chuyện, trao đổi cùng các thành viên Học viện Nhiếp ảnh Ánh sáng. Xin được tóm tắt 1 số nội dung trao đổi buổi này cho cả nhà mình cùng theo dõi:

DỰ ÁN ẢNH CÁ NHÂN
Mở đầu cuộc trò bác ý giới thiệu về 1 dự án ảnh cá nhân đang theo đuổi chụp nhiều năm nay. Nhiều nhiếp ảnh gia muốn ghi dấu chân mình chân con đường nhiếp ảnh thường đến 1 lúc nào đó sẽ tự hiểu ra và ngừng cố gắng theo đuổi những tấm ảnh mang tính hình mẫu, những tấm ảnh mà chắc chắn sẽ được ca ngợi,( được lắm like 🙂 ). Cũng ngưng bắt chước những nhiếp ảnh gia họ từng ngưỡng mộ, thay vào đó chú tâm tạo ra những bức ảnh có dấu ấn của riêng mình.Bác này cũng vậy, bác chia sẻ 1 dự án ảnh cá nhân tự chụp mình. Trong 1 bộ quần áo ngủ của bạn gái, bác nói vui vẻ đó là bộ đó mà bác ta cực ghét 🙂


SÁNG TẠO
Nhiếp ảnh gia cũng có thể đi trước thời đại trong cách diễn đạt, bạn hãy thử diễn tả một một câu chuyện một cách không bình thường giống như cách mọi người vẫn đang làm, có thể thất bại hoặc thành công, nhưng dù thế nào sẽ tạo nên dấu ấn riêng cho riêng bạn.
Vị hiệu trường giới thiệu bộ ảnh Dovima with elephants, trang phục của Dior, chụp tạirạp xiếc Mùa đông, Paris, tháng 8 năm 1955. Chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng Avedon.
Photograph. “Dovima with the elephants,” by Richard Avedon, ca. 1960. PG*6962.

Bác ý cho biết tại thời điểm đó, ko ai nghĩ ra chụp thời trang với động vật cả. Avedon là người đầu tiên thực hiện.
Nó cũng đi xuyên suốt các các tác phẩm nghệ thuật của Avedon, là tuổi già và những căng thẳng của nó – như những con voi sẫm và nhăn.Mặc dù Avedon nổi danh là một nhiếp ảnh gia thời trang, thế nhưng những thành quả đạt được trong ảnh chân dung chính là một sự đổi mới trong thể loại ảnh này. Với khả năng khơi ra bản chất cốt lõi của chủ thể, ảnh của Avedon mang đến cho người xem một cái nhìn gần sát hơn, thân thiết và sâu sắc hơn. ( sẽ nói kỹ hơn ở phần sau)

ẢNH CHÂN DUNG: BẠN LÀ AI?

Bác ý kể, ko biết ở Việt nam treo ảnh gì trong phòng, chứ ở Châu Âu khi đến thăm nhà ai đó. Ví dụ nhà bà ngoại chẳng hạn, họ thường treo ảnh chân dung và toàn ảnh chân dung bà ngoại đang… cười 🙂

Đó có phải là chúng ta 24H???

Không phải, nụ cười trong ảnh chân dung như 1 thứ trang điểm. Giấu đi sắc thái, cảm xúc thật của nhân vật. Bắt được những khoảnh khắc đó ko hề đơn giản. Và việc khó khăn trong chụp ảnh chân dung theo bác ý là việc nhân vật muốn thể hiện thế này, người chụp lại có quan điểm thế kia. Dung hòa được điều đó là rất quan trọng.

Đây là bức ảnh chụp Marilyn Monroe của Avedon. Vào buổi tối Avedon chụp Monroe trong studio của ông năm 1957, ban đầu Monroe cứ nhảy, hát, và vờ ve vãn trong hàng giờ liền, những việc rất “Marilyn Monroe”. Sau đó là một khoảng rơi. Khi mà đêm đã tàn, vang đã cạn và những điệu nhảy cũng đã mỏi, Monroe ngồi trong góc nhà như một đứa trẻ. Avedon ngắm nhìn gương mặt cô ngồi yên lặng, không một biểu cảm trên khuôn mặt. Avedon chụp Monroe vào cái lúc mà gương mặt cô thể hiện là “KHÔNG”, khi không còn một Marilyn Monroe mà cô sáng tạo ra nữa. Avedon cuối cùng đã tìm ra một Marilyn Monroe hoàn toàn khác. “Không có một Marilyn Monroe cụ thể nào cả. Marilyn Monroe là một ai đó mà Marilyn Monroe sáng tạo ra, giống như một nhà văn tạo ra nhân vật vậy”

ẢNH BẠN CHỤP LÀ TẤM GƯƠNG PHẢN CHIẾU CHÍNH BẠN

Vị hiệu trưởng giới thiệu 1 video trong đó cùng 1 con người đến gặp 6 nhiếp ảnh gia khác nhau và giới thiệu với các nhiếp ảnh gia họ là: Tỷ phú, người tù, lính cứu hóa, người đánh cá, người nghiện rượu và nhà ngoại cảm.

Kết quả anh ta nhận được 6 bức ảnh chụp chân dung rất khác nhau 🙂 Nó thể hiện quan điểm của người bấm máy về những nghề nghiệp đó. ERNST HAAS (1921-1986) có nói “Những hạn chế trong nhiếp ảnh của ta cũng chính là hạn chế của bản thân ta bởi ta như thế nào thì ta nhìn sự vật như thế ấy.”

Chúng tôi cũng được chia nhiều nhóm và chụp bài tập hóa thân thành 6 nhân vật này. Trong thời gian 30 phút, tại sơ sở 2 của Học viện 9 Trung Liệt cũng không nhiều bối cảnh để chụp. Nhưng kết quả các nhóm thật nhiều điều bất ngờ và thú vị… Điều làm tất cả buồn cười khi 1 vài nhóm trùng nhau khi chụp anh Ngư dân với cái khăn rằn cuốn trên đầu. Bác ý nói vui, về Châu Âu và Hàn quốc… tôi sẽ kể với các bạn bè nhiếp ảnh của tôi. Nghề ngư dân ở Việt nam họ cuốn cái khăn rằn này lên đầu 🙂

Bức ảnh này là Untitled #153, Bức hình gây ám ảnh của Cindy Sherman mang lại cho tác giả này 2,7 triệu USD và biến Cindy trở thành 1 trong những nhiếp ảnh gia chân dung thành công nhất mọi thời đại. Một cô gái mặt trắng toát, người đầy bùn đất, im lặng như người mất hồn, điều gì đã xảy ra với cô?

Một vài tác phẩm của cô đã trở thành kiệt tác của hai thế kỉ, trước hết bởi phong cách nghệ thuật của Cindy, sau vì lối suy nghĩ khác người thường của cô.

Không phải phá cách, không phải điên loạn, mà từ từ hướng dẫn người xem đến một góc nhìn khác, cảm nhận khác, những thứ vẫn ở đó bấy lâu mà không ai hay.


CHỤP ẢNH CHÂN DUNG AI KHÓ NHẤT???
Trong lúc trò chuyện vui, bác ý chia sẻ là với ông ý chụp DIỄN VIÊN là khó nhất. Không biết khi nào là thật hay giả ( cười, thậm chí ngay cả khi họ khóc ).
Còn đây là những bức ảnh của Jimmy Nelsson, bác này đặc biệt nổi tiếng với những bức ảnh chân dung chụp những người thổ dân, sinh sống trong các bộ lạc cổ xưa. Nelsson đã đặt chân tới hơn 16 quốc gia và được tiếp xúc với nhiều người dân bản địa.Ảnh của Nelsson đem lại một ấn tượng mạnh về vẻ đẹp thẩm mỹ, như đưa người xem vào một thế giới cổ tích siêu thực, nơi mà mọi yếu tố của không gian, thời gian đương đại dường như không còn tồn tại, chỉ còn những nền văn minh xa ngái đầy bí ẩn và hấp dẫn.

 

CHỤP ẢNH CHÂN DUNG CẦN TỐ CHẤT GÌ???

Theo hiệu trưởng ĐH nhiếp ảnh Đức thì ai chụp ảnh Chân dung tốt cần 3 yếu tố:

– Đầu tiên đó là ĐAM MÊ. Cái này thì chuẩn quá rồi, ko có đam mê nhất là môn nhiếp ảnh giời mà theo đuổi đc. Tự dưng nhớ các anh, chị em học viên giờ lọ mọ dậy từ 3h30 sáng chỉ để leo núi, băng đồi chụp ảnh… Tất cả là do có đam mê mà ra cả. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi thì giữ được đam mê còn quan trọng hơn. Xin hầu các cụ về chủ đề này trong 1 dịp khác.

– Thứ 2 đó là KHẢ NĂNG GIAO TIẾP. Bác ý giải thích là nhân vật đc chụp có thể hiện được sắc thái, cảm xúchay không phụ thuộc nhiều vào khả năng giao tiếp và điều khiển cảm xúc của nhiếp ảnh gia. Nếu không làm cho chủ thể tự nhiên nhất có thể, thì có chụp cả ngày cũng chưa chắc được một kiểu ưng ý…

– Thứ 3 thì bác ý bảo điều này mọi người sẽ nghĩ là … nhưng thực tế thì nó ko phải…. Cà phê đã rồi viết tiếp nhá các cụ 🙂

Còn đây là những bức ảnh của Nhiếp ảnh gia Peter Lindbergh, ông thường không sử dụng Photoshop hay phần mềm chỉnh sửa ảnh nào để xóa tan đi vết hằn của thời gian trong vẻ đẹp của các sao nữ. Ông để người xem thấy được chân dung các sao với vẻ đẹp chân thực. Peter Lindbergh khẳng định: “Tôi không muốn thể hiện chân dung người phụ nữ bằng sự hoàn hảo mà bằng cảm xúc họ bộc lộ trong ảnh”

Tự nhận mình là một người vô cùng ngẫu hứng khi thực hiện tác phẩm, ông chia sẻ: “Người ta hay nhắc đến phong cách của Peter Lindlberg, nhưng thú thực tôi cũng không biết rõ phong cách của mình là gì. Tôi chụp ngẫu hứng và cảm nhận về cái đẹp cái hay riêng của mình. Tôi không thích kiểu chụp ảnh với một chiếc máy tính ở bên cạnh máy ảnh, họ cố tình xây dựng bối cảnh, nhân vật và đòi hỏi người mẫu quá nhiều”.
Nổi tiếng với những bức ảnh đen trắng, Peter Lindlberg được tôn vinh là Cameraman của những mỹ nhân. Hơn 60% kho tàng của ông là ảnh đen trắng.

SETUP TRONG NHIẾP ẢNH

Hiệu trưởng trường Đại học Nhiếp ảnh ở Đức BTK Berlin University of Art & Design – Giáo sư Walter Bergmoser cũng cho rằng việc sắp đặt trong nhiếp ảnh là chuyện bình thường, tùy mỗi thể loại. Có thể chia nhiếp ảnh làm 3 mảng lớn:

Nhiếp ảnh nghệ thuật

Là thể loại nhiếp ảnh thể hiện tư tưởng và thông điệp của người nghệ sĩ. Nghệ sĩ nhiếp ảnh có một thông điệp cụ thể và dùng hình ảnh để truyền tải thông điệp đó. Chứ nó ko đơn thuần là 1 bức ảnh đèm đẹp.

Nhiếp ảnh truyền thông

Gắn liền với truyền tải thông tin, có gồm nhiếp ảnh báo chí đòi hỏi khách quan và trung thực. Nên sẽ khó có chỗ cho sư sắp đặt.

Nhiếp ảnh thương mại

Nó hoàn toàn giống các doanh nghiệp kinh doanh, chỉ có điều mặt hàng và sản phẩm ở đây là dịch vụ về ảnh, cụ thể là các bức ảnh. Việc sắp đặt là điều bình thường và dễ hiểu. Giống như việc dẫn cô dâu chú rể đến một nơi đẹp, chọn ánh sáng đẹp và sắp đặt họ diễn đủ các tư thể, động tác vậy.

Vị hiệu trưởng chiếu cho xem hậu trường chụp ảnh cảu nhiếp ảnh gia nổi tiếng Richard Avedon trong ‘In the American West’

Evedon là một trong những nhiếp ảnh gia xuất chúng bậc nhất của nước Mỹ, được thế giới biết đến bởi khả năng khơi dậy những cảm xúc giấu kín của người mẫu, từ đó mang đến những bức ảnh vô cùng ấn tượng, sâu sắc. Evedon được đánh giá là người định hình phong cách, vẻ đẹp và văn hóa Mỹ nửa cuối thế kỷ 20. Mặc dù Evedon nổi danh là một nhà nhiếp ảnh thời trang, nhưng thành quả đạt được trong ảnh chân dung chính là sự đổi mới cho thể loại ảnh này.

Evedon có phong cách chụp chân dung tối giản. Ảnh chân dung của ông trực diện, thẳng thừng, miêu tả chi tiết nhân vật: ánh sáng hoàn hảo, phông nền trắng, không đạo cụ sân khấu, không một chi tiết ngoài lề làm xao lãng nhân vật. Tất cả nhằm đặc tả hết những nét riêng biệt trong gương mặt, ánh nhìn, điệu bộ và trang phục của người mẫu.

Vì vậy đi đâu ông cũng mang 1 tấm phông trắng để chụp và sử dụng ánh sáng ngoài trời. Sau đó các bức ảnh của ông thường phóng lớn hơn hoặc bằng người thật

www.facebook.com/LPAphoto
#LPA #LPAphoto #Lekima #LekimaHung #Portrait #Avedon #Peter #Lindbergh #Cindy #Sherman

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *