Ngôi làng cho cư dân mạng hốt các siêu phẩm nhiếp ảnh

Ngôi làng cho cư dân mạng hốt các siêu phẩm nhiếp ảnh

Hà Phố thuộc tỉnh Phúc Kiến, ven biển đông nam Trung Quốc. Từng là huyện làm nông và ngư nghiệp nhưng bị thất thu kinh tế, sau đó chính quyền đã nghĩ ra một kế sách dựa trên ý thích chia sẻ các bức ảnh siêu phẩm trên mạng xã hội, thậm chí là săn ảnh mang đi thi thố… Hay đơn giản chỉ là nhu cầu có 1 bức ảnh đẹp do mình chụp, mà chẳng cần biết gì nhiều về nhiếp ảnh. Cũng như không cần phải chụp bằng máy ảnh mà có thể bằng #alophoto.

Họ đã quyết định chuyển đổi nơi này thành điểm chụp hình tạo các siêu phẩm hoàn hảo, biến hàng trăm người dân thành diễn viên, người đốt rơm tạo khói sương cho bối cảnh, hướng dẫn viên, người thu phí vào cửa…

Xe buýt đưa du khách đi khắp nơi từ điểm đến và cung cấp các điểm dừng chân cho mỗi loại siêu phẩm. Khách du lịch xếp hàng dài để ghi lại những khoảnh khắc khác nhau.


Những bức ảnh được lọc từ Hà Phố thường cho thấy những con ngỗng đang ung dung thong thả. Tuy nhiên, người phụ nữ trong bức ảnh này là một người mẫu, và những con ngỗng được huấn luyện để chơi với máy ảnh.

Khói và “màn sương” được nhìn thấy trong các bức ảnh về khu vực được tạo ra bởi một người đàn ông đẫm mồ hôi đang quạt một đống rơm đang cháy, đồng thời tạo ray tung tóe trong ảnh.


Những con ngỗng và người phụ nữ đóng vai nông dân hay cả những con thuyền đi trên mặt nước phải bước qua làn khói dày đặc, để các nhiếp ảnh gia và du khách đến Hà Phố có cơ hội chụp được những siêu phẩm của một công nhân nông thôn đang ló dạng sau màn sương huyền bí.

Các điểm hốt siêu phẩm

Tại một điểm , hai “nông dân” trung niên đi qua đi lại qua một đoạn cây đa, dắt theo một con trâu nước phía sau. Họ mặc quần áo truyền thống của Trung Quốc và mang theo các thiết bị nông nghiệp như một “màn sương” được tạo ra phủ lên vùng đất trống của họ và đón ánh sáng mặt trời.


Khi cả hai đến một đầu của khoảng trống, họ quay lại và thực hiện đi thực hiện lại cho đến khi mọi người cảm thấy thoải mái với ảnh của họ. Khi nhóm đầu tiên đã đi, họ nghỉ ngơi cho đến khi nhóm tiếp theo săn các siêu phẩm đến.

Tại một điểm khác, một người đàn ông chèo thuyền qua một loạt lưới đánh cá đc thiết kế là màu hồng và xanh lá cây để tạo hiệu ứng thị giác. Anh ấy đội một chiếc mũ truyền thống và có vẻ không vội vàng, bởi vì anh ấy không phải vậy.

Ở đầu bên kia của máy ảnh, hướng dẫn viên chỉ đạo các hoạt động của ngư dân bằng bộ đàm. Anh ta không phải là một ngư dân thực thụ, mà là một người mẫu được trả lương.

Ở nơi khác thì người ta quăng lưới với diễn viên ăn mặc với màu sắc nổi bật hay kiểu đồ ngày xưa …


Liu Weishun làm quản lý một điểm tạo siêu phẩm quăng chài, đánh cá. Những tháng cao điểm, mỗi ngày chỗ Liu đón 500 lượt khách đi xe buýt tới chụp ảnh.

Những cụ già 90 tuổi nhăn nheo và các trẻ em mặt ưa nhìn ngồi bên khung cửa, ngoài sân hay bên ngoài những ngôi nhà truyền thống khi khách du lịch chụp ảnh họ cho những ai thích chụp chân dung. Hay làm những công việc đc thiết kế nghề truyền thống, cảnh xưa với bếp lửa trong nhà

Phụ nữ địa phương thì tạo dáng với các đạo cụ mô phỏng Trung Quốc cổ đại… ở những điểm khác. Và vào các thời gian khác nhau trong ngày, đặc biệt vào lúc bình minh hay hoàng hôn.

….
Những bức ảnh đẹp trên mạng hay đoạt giải… đều có thể bắt gặp trong các điểm đến ở đây.

Nhiếp ảnh gia Nicolas Monnot, từng đến Hà Phố chụp ảnh vào tháng 11/2020 chia sẻ rằng có một hướng dẫn viên đưa anh tới khu vực chụp trên bãi biển. Tới nơi anh nhận ra mình đang đứng giữa đám đông các nhiếp ảnh gia Trung Quốc chụp hàng triệu bức ảnh về 6 “ngư dân”.

 

Trước đây năm này qua năm khác chỉ các nhóm chơi ảnh setup các siêu phẩm người già, con trâu, lũy tre làng, thuyền bè, đăng đó, quăng chài, vá lưới, quà của biển, ra khơi, bếp nồng, nghề truyền thống, bà tôi, mẹ tôi, hoa đăng hay vũ điệu xyz nào đó… và người chơi ảnh có thể phải mất cả năm đi theo nhóm này, nhóm kia để thu thập cho mình đủ các loại.

Thì nay, ở Hà phố, mọi cư dân mạng, mọi thiết bị chụp ảnh từ chiếc alo đời cũ và nếu may mắn bạn sẽ có đủ sưu tập các siêu phẩm nhiếp ảnh đó trong khoảng 1 tuần.

Tất nhiên ko phải mọi thứ bạn muốn đều có đủ, những ai thích chụp đồi cát với thiếu nữ dân tộc, gánh gồng, xe bò xe trâu hay lăn lốp trên đồi cát… thì ở đây hiện chưa làm.

New York Times gọi Hà Phố là “một nhà máy hình ảnh cho các nhiếp ảnh gia không chuyên đến chụp những cảnh tượng mà cả họ và diễn viên đều chưa từng trải nghiệm”.

Cũng theo New York Times , đó là một công việc kinh doanh béo bở.
#chuyệnảnh #siêuphẩm #nhiếpảnh #hàphố #lekimahung #lpa
Ảnh: Gilles Sabrié/New York Times
www.lpa.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *