Giải Nobel y học 2017 giải mã đồng hồ sinh học của con người và chơi thể thao lúc nào tốt nhất?

Hôm nay ngày Môi trường Thế giới năm 2021 với chủ đề là “Khôi phục các thế hệ” (tiếng Anh: #GenerationRestoration). Chúng ta không thể quay ngược thời gian nhưng chúng ta có thể trồng cây, sửa sang lại vườn nhà, thay đổi chế độ ăn uống khỏe mạnh để cuộc sống tốt đẹp hơn #WorldEnvironmentDay

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y khoa Stanford ở California, do Roger Smith, DO, đứng đầu, đã hỏi 16 vận động viên Olympic và 12 vận động viên  hàng đầu để tìm hiểu khi nào họ tin rằng họ hoạt động tốt nhất khi họ tập luyện và thi đấu. 10 nam và 18 nữ bao gồm vận động viên chạy bộ, bơi lội, vận động viên bóng rổ và những người tham gia các môn thể thao khác.

Hơn 60% cho biết họ đạt đỉnh cao vào buổi chiều, thường xuyên nhất là từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều. Hơn 20% nói rằng họ có phong độ cao nhất trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến trưa và dưới 20% chọn 6 giờ chiều đến 9 giờ tối

Và không ai tuyên bố sẽ làm hết sức mình trước 9 giờ sáng hoặc sau 9 giờ tối

Giải Nobel y học 2017 đã phần nào lý giải cho điều này

Giải Nobel y học 2017 đã được trao cho 3 nhà khoa học người Mỹ, Jeffrey Hall, Michael Rosbash và Michael Young nhằm tôn vinh những đóng góp của họ trong các nghiên cứu về nhịp sinh học (hay còn gọi là đồng hồ sinh học) của sinh vật.

Công trình nghiên cứu cũng cho thấy rõ, đa số tất cả động vật đều có hệ thống tương tự để kiểm soát đồng hồ sinh học. Nhưng đối với động vật bậc cao, còn có một loại đồng hồ điều phối tổng quát (trong não) ảnh hưởng tới toàn bộ các đồng hồ tế bào.

Một số chuyên gia đánh giá công trình được trao giải Nobel Y học năm nay nêu bật “tầm quan trọng của một giấc ngủ đúng giờ”. Theo họ, trong kỷ nguyên công nghệ hiện đại, con người dễ dàng đi qua nhiều múi giờ và làm xáo trộn nhịp sinh học, dẫn đến những hậu quả mà con người chưa hiểu hết được.

Ngài Paul Nurse, Giám đốc Viện Francis Crick – người từng đoạt Nobel vào năm 2001 về những nghiên cứu về tế bào, đánh giá: “Công trình này rất quan trọng để hiểu cơ bản về sự sống. Mọi cơ thể sống trên địa cầu đều đáp ứng lại mặt trời. Tất cả hành vi của cỏ cây, muôn thú đều bị chi phối bởi chu kỳ sáng – tối. Tất cả chúng ta trên địa cầu đều là nô lệ của mặt trời. Đồng hồ sinh học được gắn vào mọi nơi trong đó có cơ chế hoạt động, trao đổi chất của chúng ta. Đây là cốt lõi để hiểu sự sống”.

Trên thực tế, đồng hồ sinh học của loài người trung bình kéo dài khoảng 24,2 giờ , lệch khoảng 12 phút so với vòng quay một ngày của trái đất.

Đồng hồ sinh học của con người theo chu kỳ sáng – tối được mô tả trong hình. Rất rõ ràng, các quá trình sinh hóa đặc hiệu có thể đạt cực đại hoặc diễn ra mãnh liệt vào một thời điểm nào đó trong ngày.

1 giờ sáng, phần lớn đều đã ngủ được 3 hoặc 4 tiếng, và đã trải qua các giai đoạn của giấc ngủ như ngủ lơ mơ, ngủ sâu, ngủ rất sâu.

Đến 1 giờ, người ta dễ bị thức giấc bởi những nguyên nhân như nhiệt độ phòng ngủ thay đổi, buồn đi tiểu, có tiếng động, có ánh sáng… Đây cũng là lúc cơ thể rất nhạy cảm với những cơn đau, chẳng hạn như đau dạ dày.

Từ 2 giờ đến 3 giờ sáng, đa số các cơ quan trong cơ thể con người hoạt động ở mức thấp nhất, ngoại trừ gan.

4 giờ, huyết áp vẫn còn ở mức thấp. Nếu lúc ấy bỗng nhiên có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột – thí dụ như đang nằm trong chăn ấm mà đi vào nhà vệ sinh vốn dĩ lạnh hơn thì tim sẽ phải đập nhanh để bơm máu đi khắp cơ thể nhằm giữ cho thân nhiệt ổn định. Và nếu người ấy có tiền sử cao huyết áp thì sẽ dễ bị tai biến.

5 đến 6 giờ sáng, tùy theo từng người, đồng hồ sinh học báo cho cơ thể biết đã đến giờ chuẩn bị thức giấc.

6 giờ huyết áp bắt đầu tăng, tim cũng đập nhanh hơn.

6:45 máu bắt đầu bơm mạnh khi cơ thể thức dậy hoạt động.

7 đến 8 giờ, dù có muốn “ngủ nướng” chăng nữa thì đồng hồ sinh học cũng “đánh thức” các cơ quan trong cơ thể.

8:30 hệ tiêu hóa quay lại công việc của mình.

9:00 là lúc nồng độ cholesterol cao nhất.

Đầu giờ chiều là khoảng thời gian thích hợp nhất trong ngày cho việc học tập

17:00 khi các cơ bắp hoạt động tốt nhất, rất thích hợp  chơi thể thao.

21:00 melatonin, – hormone gây buồn ngủ được sản sinh để đưa chúng ta vào giấc ngủ. Sau đó, cơ thể bắt đầu tắt dần các hoạt động và chỉ gọi chúng thức dậy vào sáng hôm sau.

23h đến 1h sáng hôm sau, khi cơ thể nghỉ ngơi gan sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các chất thừa thải ra ngoài cơ thể, sử dụng triệt để các chất dinh dưỡng của thực phẩm đã được nạp vào cơ thể trong ngày và giúp việc trao đổi chất trong cơ thể được tốt hơn. Từ 1h đến 3h, túi mật trong gan giúp cơ thể tiêu chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu. Gan sẽ thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ say.
Nhưng nếu bạn thức khuya, gan sẽ “vất vả” hơn, thậm chí bị tổn hại do thức khuya sẽ làm tăng sinh các phản ứng oxy hóa tại gan.

Sau khi hiểu về đồng hồ sinh học, bạn có nghĩ xác suất xảy ra cơn đột quỵ là bằng nhau tại mọi thời điểm trong ngày không? Đương nhiên là không. Bởi quá trình bơm máu phụ thuộc rõ ràng vào đồng hồ sinh học. Và 40% cơn đột quỵ đã xảy ra vào buổi sáng  khi cơ thể bơm máu để kích hoạt các hoạt động thường nhật sau một giấc ngủ dài.

Điều này chứng minh rằng các loại thuốc chống đột quỵ nên có tác dụng vào buổi sáng hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong ngày.

Cơ thể luôn có xu hướng bảo vệ đồng hồ  sinh học của mình. Mọi hoạt động gây rối loạn đồng hồ sinh học sẽ dẫn tới các phản ứng sinh lý, sinh hóa bất thường, sau đó gây ra nhiều ảnh hưởng xấu lên sức khỏe. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc phá nhịp sinh học có thể làm giảm sức đề kháng ; ảnh hưởng tới khả năng điều tiết insulin, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường ; gây rối loạn các quá trình chuyển hóa, làm tăng nguy cơ béo phì; làm tăng sinh khối u và tăng nguy cơ ung thư .

Các hoạt động góp phần gây rối loạn nhịp sinh học bao gồm thức khuya, ngủ không theo thời khóa biểu, ăn không đúng giờ, bỏ bữa hoặc ăn quá khuya. Nhiều nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra mối liên hệ chặt chẽ giữa việc phá vỡ nhịp sinh học và khả năng mắc ung thư ở. Cho nên, đảm bảo nhịp sinh học của cơ thể được ổn định là điều thiết yếu trong việc bảo vệ sức khỏe và tuổi thọ của sinh vật nói chung và con người nói riêng.

Có hai lý do chính để hội đồng quyết định trao giải Nobel cho nghiên cứu này, Nurse cho biết.

Thứ nhất, nghiên cứu rất quan trọng trong việc giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về sự sống. Mọi sinh vật trên Trái Đất đều phụ thuộc vào Mặt Trời, mọi hoạt động của thực vật và động vật đều do chu kỳ ngày – đêm quyết định. Đồng hồ sinh học là yếu tố cốt lõi để hiểu về sự sống.

Thứ hai, nghiên cứu có thể giúp khoa học hiểu rõ hơn về những căn bệnh do sự sai lệch giữa nhịp sinh học và môi trường bên ngoài gây ra. Trong thời đại công nghệ ngày nay, con người ngày càng tách rời nhịp sinh học thông thường. Người ta có thể di chuyển giữa các múi giờ khác nhau hay sinh hoạt không phụ thuộc vào chu kỳ ngày – đêm. Điều này dẫn đến những tình trạng như mệt mỏi sau khi di chuyển qua nhiều múi giờ, và cũng có thể gây ra nhiều hậu quả khác mà khoa học chưa hiểu hết.

 

 

 

Thí nghiệm cho thấy các lá của cây hướng về phía mặt trời vào ban ngày nhưng cụp lại vào lúc hoàng hôn (phần trên). Nhưng khi đã đặt cây trong bóng tối (phần dưới) nhưng những chiếc lá vẫn tiếp tục tuân theo nhịp điệu hàng ngày bình thường của chúng, ngay cả khi chúng ko có ánh sáng.

Giáo sư Jeffrey C. Hall nói: “Đồng hồ sinh học có thể thay đổi theo tuổi tác và thói quen sống. Ở những người trên 50 tuổi, sau bữa ăn trưa họ thường buồn ngủ mà nguyên nhân là khi ấy, một lượng lớn máu phải dồn xuống dạ dày để hỗ trợ việc tiêu hóa thức ăn, dẫn đến máu lên não kém, gây ra hiện tượng lơ mơ.

Nhưng ở những người trẻ,  tim co bóp tốt, các mạch máu chưa bị xơ vữa, lượng máu lên não sau bữa ăn trưa không giảm bao nhiêu nên họ vẫn tỉnh táo, hoặc những người làm những công việc đòi hỏi phải hoạt động liên tục thì đồng hồ sinh học trong cơ thể họ sẽ tự thích nghi với hoàn cảnh. Họ không buồn ngủ sau khi ăn no. Ngược lại, nếu cố tình cưỡng lại gấc ngủ sau khi ăn no, hoặc cố ngủ dù không buồn ngủ thì lâu dài, sẽ gặp phải hiện tượng rối loạn nhịp sinh học”.

Vẫn theo Jeffrey C. Hall: “Rối loạn nhịp sinh học dẫn đến những rối loạn giấc ngủ cùng một số bệnh lý như trầm cảm, tim mạch, tiểu đường và béo phì. Hiểu đúng về cơ chế hoạt động của đồng hồ sinh học thì có thể điều khiển nó nhằm cải thiện sức khỏe.

Nghiên cứu của các nhà khoa học đã mở ra một chân trời mới cho giới nghiên cứu y khoa. Nhờ nghiên cứu trên, các nhà khoa học đã đào sâu nghiên cứu về nhịp sinh học và giải được vô số câu hỏi hóc búa lên quan đến y khoa và sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu đã giúp loài linh trưởng tinh khôn tiến một bước dài trong quá trình tìm hiểu cách thức mà bản thân họ tương tác với Trái Đất và Mặt Trời.

Sáng sớm là cơ hội khởi phát đột quỵ và cách phòng tránh

Hầu hết các bệnh nhân đột quỵ não đều có yếu tố nguy cơ trước đó, do vậy dự phòng bằng cách điều trị, theo dõi chặt chẽ các yếu tố nguy cơ là điều then chốt cho việc dự phòng đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não bao gồm: tăng huyết áp, rung nhĩ, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, bệnh van tim, suy tim, hút thuốc lá,…
Tuy nhiên có những biến pháp khá thông thường để phòng tránh các cơn đột quỵ buổi sáng như sau:
Sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác “khởi động”, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt…
Với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn mỗi sáng
Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.

#lekimahung #lpa #đồnghồsinhhọc

Nguồn: https://www.nobelprize.org/prizes/medicine/2017/press-release/

http://benhvien108.vn/dot-quy-nao-thuong-xay-ra-vao-buoi-sang-hay-ban-dem-.htm

Biological clocks

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *