Câu chuyện truyền cảm hứng về một nhiếp ảnh gia trồng rừng

Tôi kể câu chuyện đã đọc lâu lâu nhân hôm nay Ngày Môi trường Thế giới năm 2021 ( 5/6) Chủ đề ngày Môi trường Thế giới năm 2021 là “Khôi phục các thế hệ” (tiếng Anh: #GenerationRestoration). Chúng ta không thể quay ngược thời gian nhưng chúng ta có thể trồng cây, sửa sang lại vườn nhà, thay đổi chế độ ăn khỏe mạnh để cuộc sống tốt đẹp hơn. Sự kiện năm nay sẽ được tổ chức ở Pakistan. #WorldEnvironmentDay

Đi vào nhân vật của chúng ta nhiếp ảnh gia người Brazil Sebastião Salgado (1944) ông có bằng Thạc sĩ kinh tế tại Đại học São Paulo ở Brazil và tiếp tục lấy bằng Tiến sĩ tại Pháp. Ông thành công trong lĩnh vực kinh tế của mình. Salgado thường tới Châu Phi trong những chuyến công tác cùng World Bank (Ngân hàng Thế giới)

 

Chuyện trở thành một nhà nhiếp ảnh tưởng như sẽ chẳng bao giờ xảy ra với Salgado, có mơ cũng không thể nghĩ đến. Cho đến năm ông 27 tuổi, Lélia Salgado – vợ ông theo học ngành kiến trúc tại Paris và cần có một chiếc máy ảnh để phục vụ cho công việc của bà.

 

Thật “đen đủi” cho những ai được tặng máy ảnh 🙂

 

Sau đó chiếc máy ảnh đã trở thành của Sebastião Salgado, ông đã từ bỏ tất cả và trở thành một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Salgado đã thực hiện nhiều dự án ảnh dài hạn và lần lượt cho ra đời các bộ ảnh: Other Americas (1986), Sahel (1986), Workers (1993), Migrations và Portraits (2000), Africa (2007)… Trên suốt chặng đường nhiếp ảnh của mình, Sebastião Salgado đã giành được mọi giải thưởng danh giá mà mọi nhiếp ảnh gia đều mơ ước, trong đó 2 giải thưởng nhiếp ảnh báo chí-tư liệu Leica Oskar Barnack vào năm 1985 và 1992. Cho đến nay, ông là nhà nhiếp ảnh duy nhất 2 lần đạt giải thưởng này.

Leica Camera AG đã tặng Sebastião Salgado bộ máy Leica M7 Titanium bản giới hạn kỷ niệm 50 năm dòng máy Leica M với số series 3.000.000 để tôn vinh những hi sinh và đóng góp to lớn của ông cho nền nhiếp ảnh. Salgado là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng đã giành được nhiều giải thưởng lớn về phóng sự ảnh. Tuy nhiên, trở lại những năm 90s, cảm thấy kiệt quệ về thể chất lẫn tinh thần sau khi ghi lại sự man rợ khủng khiếp của nạn diệt chủng Rwandan, ông quyết định trở về quê nhà Brazil, nơi từng được bao phủ bởi rừng mưa nhiệt đới tươi tốt quanh năm.

 

Thế nhưng Salgado lại càng sốc hơn khi thấy rằng nơi đây đang sa mạc hóa, cằn cỗi và không có động vật hoang dã. Còn bà Lélia thì tin rằng tình trạng này có thể được cải thiện.

“…Tôi sống với chim muôn và những con thú. Tôi bơi trong những dòng sống nhỏ nơi có những chú cá sấu”. Nhưng khi trở về nhà, Salgado chỉ thấy một mảnh đất khô cằn đang dần chết chóc như chính ông lúc đó, 50% nay chỉ còn dưới 0,5% là rừng nhiệt đới. Đó là “một sự trái ngược vô cùng lớn, để xây dựng lên những đô thị, chúng ta đã phá huỷ mọi thứ xung quanh ta” – Sebastião Salgado kể lại.

 

Vào năm 2005, trong thời gian kêu gọi và gây dựng quỹ để trồng lại khu rừng nhiệt đới tại Brazil, Salgado đã gửi món quà Leica tặng – chiếc máy Leica M7 bản giới hạn – đến phiên đấu giá WestLicht. Bộ máy đã được bán với giá 90,000 euro, phá kỷ lục được ghi lại gần nhất vào năm 1945. Số tiền này đã giúp vợ chồng nhà Salgado trồng thêm được khoảng 100,000 cây xanh cho khu rừng nhiệt đới.

Nhờ được chăm sóc tốt, sau 20 năm, động vật hoang dã kéo nhau trở lại và sự im lặng chết chóc giờ đây đã được thay thế bằng âm thanh của các loài động vật.

 

Tổng cộng, có khoảng 172 loài chim cũng như 33 loài động vật có vú, 293 loài thực vật, 15 loài bò sát và 15 loài lưỡng cư đã quay lại khu rừng.

Trong bất cứ bài phỏng vấn hay bài diễn thuyết nào, nhiếp ảnh gia Sebastião Salgado cũng luôn nhắc tới tên một người phụ nữ, đó là Lélia Salgado. Ông luôn gọi bà là người bạn đồng hành, người phụ nữ tuyệt vời trong cuộc đời mà ông đã được gặp.

 

Sự sống quay trở lại, và Sebastião Salgado cũng muốn quay trở lại với nhiếp ảnh một lần nữa. Ông thực hiện bộ ảnh Genesis, nhưng lần này chủ thể của ông không chỉ là con người. Ông muốn chụp tất cả các sinh vật khác, chụp lại thiên nhiên, và chụp con người trong một thời điểm như Sáng Thế (Genesis) – khi mà thế giới vừa được sinh ra và tất cả chúng ta sống cân bằng với thiên nhiên quanh mình. Bên cạnh các dự án nhiếp ảnh được xuất bản thành sách, Salgado còn cho ra đời phim tài liệu “The Salt of the Earth” ghi lại quá trình chụp bộ ảnh Genesis của mình vào năm 2014. Bộ phim sau đó đã đạt Đề cử giải Oscar dành cho Phim Tài liệu xuất sắc nhất.

Salgado giãi bày: “Chúng ta cần lắng nghe người dân bản địa. Thiên nhiên chính là Trái Đất của chúng ta và những loài sinh vật khác. Nếu không làm gì để cải thiện môi trường thì một ngày nào đó, chính chúng ta sẽ bị tàn phá”.

Dự án của vợ chồng Salgado đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người bằng cách đưa ra một ví dụ cụ thể về hành động tích cực của con người và khả năng phục hồi nhanh chóng của môi trường.

 

“Có một sự thật không thể chối bỏ rằng một nhóm nhỏ công dân có ý thức và tận tâm có thể thay đổi cả thế giới”. Lekima Hùng 5/6/2021 Nguồn: https://www.awesomeinventions.com/planet-2-million-trees-sebastiao-salgado-lelia-deluiz-wanick-salgado/ https://www.anatomyfilms.com/sebastiao-salgado-honor-image/ #lekimahung #LPA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *