Quỹ Bàn Chân Xanh

BÀN CHÂN XANH
1. Vì sao là Bàn Chân Xanh?
Trong nhiều năm qua, đi cùng các chuyến phototour của LPA luôn hướng đến việc bảo tồn bản sắc văn hóa, môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương bằng các hành động cụ thể và chúng tôi gọi đó là “Bàn Chân Xanh”

Ngày 02/10/2020 chúng tớ mang thùng rác lên lán 2400mm núi Tà Chì Nhù

Ngày 11/11/2021 chính thức thành lập Quỹ Bàn Chân Xanh dùng để: Mua thùng rác tặng các lán ngủ trên núi, làm các biển và tổ chức cắm biển trên đường leo núi, dã ngoại hoặc các điểm du lịch, với khoảng 20% các câu thông thường, 80% là các câu nói hài hước, theo trend gây tò mò chụp ảnh checkin của du khách. Phía dưới là các hashtag truyền thông về bảo vệ môi trường như leo núi là #leoNúiKhôngXảRác

Chúng tớ hy vọng đây là bước khởi đầu, dần dần từng bước một nhằm nâng cao ý thức không xả rác bữa bãi khi leo núi. Giảm thiểu tối đa phát thải. Phân loại rác thải đặc biệt những rác thải độc hại như pin và tiến tới mang rác về. 

2. Thông tin quỹ:

Đóng góp xin gửi về:
Nguyễn Việt Hùng
9034172888
Vietcombank
Nội dung: Họ tên, điện thoại, Ban Chan Xanh

( Số tài khoản này chỉ dùng duy nhất cho Quỹ Bàn Chân Xanh)

3. Mục đích sử dụng:

Toàn bộ kinh phí sẽ chỉ sử dụng cho mục đích:
Mua thùng rác, làm biển, vận chuyển, thuê porter mang lên núi  và các chi phí khác liên quan đến xử lý rác trên núi ( không bao gồm chi phí cho các thành viên tham gia). 

Cũng như cắm các biển với các thông điệp ý nghĩa và truyền cảm hứng về bảo vệ môi trường trên đường leo núi.

Hoặc cắm biển ở các nơi du lịch đông người

Cuối mỗi tháng công khai thu và chi.

Dự án dự kiến trang bị cho 20 ngọn núi cao nhất và cũng rất đẹp của Việt nam. Thời gian dự kiến từ 10/2020 -05/2023

4. Kế hoạch triển khai:

10-12/12/2021: :  Cắm 10 biển trên đường leo núi Ngũ Chỉ Sơn, đoàn dự kiến trên dưới 20 người.

Ngũ Chỉ Sơn thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, giáp ranh giữa xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) và xã Tả Giàng Phình, huyện Sa Pa. Ngũ Chỉ Sơn có 5 ngọn núi chính, thẳng đứng ở độ cao gần 3.000 m so với mực nước biển.

10-12/12/2021: Chinh phục Ngũ Chỉ Sơn: dãy núi đẹp bậc nhất vùng Tây Bắc

30/12/2021 – 02/01/2022: :  Cắm 10 biển trên đường leo núi Tà Xùa, đoàn dự kiến trên dưới 20 người.

Đỉnh Tà Xùa cao 2.865 m là nơi giáp ranh hai huyện Trạm Tấu (Yên Bái) và Bắc Yên (Sơn La), là một trong những đỉnh núi cao nhất của Việt Nam

Dự kiến tháng 1/2022 cắm 10 biển trên đường leo núi Kỳ Quan San thuộc Lào Cai

31/12 – 3/1/2022 Chinh phục đỉnh núi Tà Xùa – Yên Bái – 2865m mùa mây

 

Dự kiến 3/2022 cắm 10 biển trên đường leo núi Putaleng thuộc Lai Châu

Trân trọng cám ơn!
Lekima Hùng 0984993389

#BànChânXanh #LeoNuiKhongXaRac #HayMangRacVe #LekimaHung #LPA#LPAphoto 


Chung tay bảo vệ, giữ xanh các đỉnh núi ở Việt nam

Các lần leo núi thực sự vẫn thoáng buồn khi đâu đó mọi người vẫn vứt rác thải khó phân hủy, đặc biệt rác thải nhựa bữa bãi trên núi, túi ni lông lẫn chai nhựa đựng nước, vỏ bao bì thức ăn…

Còn gì đáng buồn hơn khi nhưng ai leo núi nói riêng và các phượt thủ nói chung bị đánh đồng khi cho rằng đi đến đâu xả rác tới đó!

Chúng ta muốn tìm về thiên nhiên, muốn tận hưởng sự yên tĩnh, muốn giấu lại những vẻ đẹp từ hùng vĩ tới ma mị của thiên nhiên, cách xa thế giới văn mình nhộn nhịp và ôm lấy sự thanh bình tĩnh lặng của thiên nhiên. Núi non sẽ dạy bạn biết quí những trải nghiệm, những nền văn hóa nằm ngoài giới hạn của bạn. Tthì không có lý do gì khiến chúng ta phải phá hủy nó. Hãy bảo vệ núi rừng, từ hành động cụ thể là không xả rác

Rác thải khó phân hủy, đặc biệt rác thải nhựa chúng ta xử lý như thế nào? Nơi nào có thùng rác hãy cho vào đó, còn nếu ko có. Cái nào đem về được thì đem về, cái nào có khả năng phân hủy nhanh thì có thể đốt (Nhớ đào lỗ để đốt và đảm bảo lửa đã tắt hoàn toàn khi rời đi). Nhưng vẫn khuyến khích mang về đặc biệt là những vật dụng có chu kỳ phân rã rất rất lâu như túi ni lông, ly nhựa,…

Những giải pháp lâu dài cho vấn đề rác thải nhựa là vật liệu mới, tăng cường tái chế, và tránh sử dụng nhựa vào những việc không cần thiết.

Nhưng sự thật mà tôi đã đi 7000km chụp rác thải dọc Việt nam thì biện pháp hiệu quả nhất hiện giờ chính là: Chúng ta cần có chỗ để rác và chỉ cần thu gom rác thôi là đủ, sau đó rác được tập trung, tái chế hoặc tiêu hủy để chúng không thải ra khắp nơi.

Chính vì vậy lần này tôi muốn kêu gọi mọi người cũng chung tay trang bị các thùng rác, các nơi xử lý rác trên các lán ngủ, hoặc trên đường leo các ngọn núi cao và đẹp của Việt nam.
Bắt đầu bằng chuyến leo Tà chì Nhù 1/10 -4/10/2020


Everest: bãi rác cao nhất thế giới

Được mệnh danh là “nóc nhà thế giới” với độ cao 8.848 m, ngọn núi Everest thuộc dãy Himalaya, nằm giữa biên giới Nepal và Tây Tạng, thu hút hàng trăm nhà leo núi mỗi năm
Mặt trái của nó là gây nên tình trạng quá tải thường xuyên, kéo theo đó là những hệ lụy đối với môi trường. Hàng tấn rác, bao gồm lon rỗng, chai nhựa, dụng cụ leo núi,… bị vứt bỏ trên đỉnh núi Everest, biến nó thành “bãi rác cao nhất trên thế giới”. Các nguồn nước ở hạ lưu cũng bị ô nhiễm bởi mọi thứ từ phân người đến chai lọ rỗng, bình gas.

Số người muốn chinh phục đỉnh Everest ngày càng tăng khiến môi trường càng bị ô nhiễm. Trong năm 2019, Chính phủ Nepal phải chịu nhiều chỉ trích khi số đơn được cấp phép leo núi lên đến kỉ lục: 381

Năm 2013, Nepal treo thưởng 4.000 đô la (gần 100 triệu) cho mỗi đoàn leo núi nếu họ mang xuống núi ít nhất 8 kg rác thải, nhưng chỉ một nửa trong số các đoàn leo lên đỉnh núi thực hiện cam kết này.

Vừa qua, đại diện các đô thị ở vùng Everest tuyên bố sẽ cấm một số loại nhựa và chai nhựa dùng một lần từ đầu năm 2020.
Việc xử lý rác trên các ngọn núi của Việt nam cần phải làm gấp gáp từ bây giờ ko quá muộn.

———————————————————

Thu và Chi
A. Thu: 10,1tr
1. LPA 3tr
2. Dao Thi Thu Huong 1tr
3. Nguyen Thi Thanh Hoa 500k
4. Tran Ngoc Linh 500K
6 Tran Hoai Nam 500K
7. Vu Ngoc Huyen 500K
8 Nguyễn Hương Trà 1tr
9 Nhung Tran 500k
10. Dao Hong Tuyen 500K
11. Tiền thừa phototour Hà Giang của Dao Hong Tuyen và các bạn 1,2tr
12. Anh Lê Ngọc Sơn 500k

13. Vi, Cẩm, Huyền, Thảo 400K thừa chuyến leo núi Tả Liên

B. Chi: 7,3tr
1. Đỉnh cao thứ 7 Việt nam Tà Chì Nhù 02/10/2020:
– 2 thùng rác 120 lit: 1tr
– Vận chuyển lên núi: 500K
2. Đình cao thứ 14 Việt nam Lảo Thẩn 25/10/2020
– 2 thùng rác 120 lit: 1tr
– Vận chuyển lên núi: 500K
3. Đỉnh cao thứ 9 Việt nam Nhìu Cồ San 22/11/2020
– 2 thùng rác 120 lit: 1tr
– Vận chuyển: 600k

4. Đỉnh núi Lùng Cúng 2913m
21/12/2020
– 2 thùng rác 120 lit: 1tr
– Vận chuyển: 700k

5. Đỉnh Tả Liên cao thứ 6 Việt nam
27/03/2021
– 1 thùng rác 120 lit: 500k
– Vận chuyển: 500k

6. Đỉnh Lùng Cúng 2913m

27/11/2021

Đỉnh Lảo Thẩn – Lào Cai

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *